Tóm tắt:
Trong những năm qua, việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực chính
trị ở các địa phương nói chung, ở tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc
tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ địa phương tham chính đã và đang góp phần thúc đẩy quyền
năng chính trị của nữ giới, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các quyền bình
đẳng liên quan đến phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trên, công tác
này vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh còn chưa tương xứng với lực lượng,
tiềm năng đóng góp của phụ nữ; Cơ cấu cán bộ nữ phân bố chưa đồng đều, số lượng cán bộ lãnh
đạo khối quản lý nhà nước còn ít, chủ yếu là cấp phó ở các cơ quan Đảng, đoàn thể và lĩnh vực
văn hóa - xã hội; Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp còn
thấp... Bài viết tập trung đánh giá thực trạng thực hiện vai trò tham chính của phụ nữ nói chung
và tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, làm rõ hơn những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn
chế và các nguyên nhân từ góc độ thực tiễn ở địa phương. Từ đó, có căn cứ đề xuất các giải pháp
đồng bộ nhằm góp phần hoàn thiện chính sách và phát huy vai trò tham chính của phụ nữ ở tỉnh
Quảng Bình và các địa phương trong cả nước. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu về bình
đẳng giới của Đảng và Nhà nước cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong giai đoạn mới.
trị ở các địa phương nói chung, ở tỉnh Quảng Bình nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc
tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ địa phương tham chính đã và đang góp phần thúc đẩy quyền
năng chính trị của nữ giới, tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các quyền bình
đẳng liên quan đến phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trên, công tác
này vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh còn chưa tương xứng với lực lượng,
tiềm năng đóng góp của phụ nữ; Cơ cấu cán bộ nữ phân bố chưa đồng đều, số lượng cán bộ lãnh
đạo khối quản lý nhà nước còn ít, chủ yếu là cấp phó ở các cơ quan Đảng, đoàn thể và lĩnh vực
văn hóa - xã hội; Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các cấp còn
thấp... Bài viết tập trung đánh giá thực trạng thực hiện vai trò tham chính của phụ nữ nói chung
và tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, làm rõ hơn những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn
chế và các nguyên nhân từ góc độ thực tiễn ở địa phương. Từ đó, có căn cứ đề xuất các giải pháp
đồng bộ nhằm góp phần hoàn thiện chính sách và phát huy vai trò tham chính của phụ nữ ở tỉnh
Quảng Bình và các địa phương trong cả nước. Qua đó, góp phần thực hiện các mục tiêu về bình
đẳng giới của Đảng và Nhà nước cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong giai đoạn mới.
Tham khảo:
Tạp chí:
How to Cite:
Đỗ Ngọc Nhung, ,2021, Phát huy vai trò tham chính của phụ nữ Quảng Bình trong giai đoạn mới, Tạp chí khoa học phụ nữ, 2-11, 16, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./phat-huy-vai-tro-tham-chinh-cua-phu-nu-quang-binh-trong-giai-doan-moi)
Viết bình luận