Tóm tắt:
Bài viết dựa trên kết quả điều tra định tính của đề tài “Hoạt động phòng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em tại điểm du lịch Sa Pa” do Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện
năm 2021. Các phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy hoạt động truyền thông phòng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) tại Sa Pa hiện nay tập trung chủ yếu cho học sinh tại
các trường học. Các hoạt động truyền thông dành cho cha mẹ/người chăm sóc và người dân
cộng đồng còn ít, hiệu quả chưa cao và có sự khác biệt giữa các xã/phường, dân tộc. Xuất
phát từ công tác truyền thông phòng ngừa XHTDTE tại Sa Pa, bài viết đưa ra một số hàm
ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phòng ngừa XHTDTE tại điểm du lịch
Sa Pa: cần tăng cường sự tham gia của tất cả các ban ngành, đoàn thể trong hoạt động này;
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho đối tượng cha mẹ/người chăm sóc, người dân cộng
đồng; trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã/phường, thôn/bản; đa dạng
hình thức truyền thông bằng việc ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tài liệu tuyên truyền bằng
tiếng dân tộc thiểu số (DTS), đồng thời tích cực truyền thông ở những dân tộc có những
phong tục tập quán gây ảnh hưởng làm gia tăng vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em
xâm hại tình dục trẻ em tại điểm du lịch Sa Pa” do Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện
năm 2021. Các phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy hoạt động truyền thông phòng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) tại Sa Pa hiện nay tập trung chủ yếu cho học sinh tại
các trường học. Các hoạt động truyền thông dành cho cha mẹ/người chăm sóc và người dân
cộng đồng còn ít, hiệu quả chưa cao và có sự khác biệt giữa các xã/phường, dân tộc. Xuất
phát từ công tác truyền thông phòng ngừa XHTDTE tại Sa Pa, bài viết đưa ra một số hàm
ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phòng ngừa XHTDTE tại điểm du lịch
Sa Pa: cần tăng cường sự tham gia của tất cả các ban ngành, đoàn thể trong hoạt động này;
đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cho đối tượng cha mẹ/người chăm sóc, người dân cộng
đồng; trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã/phường, thôn/bản; đa dạng
hình thức truyền thông bằng việc ứng dụng công nghệ số, hỗ trợ tài liệu tuyên truyền bằng
tiếng dân tộc thiểu số (DTS), đồng thời tích cực truyền thông ở những dân tộc có những
phong tục tập quán gây ảnh hưởng làm gia tăng vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em
Tham khảo:
Tạp chí:
How to Cite:
Trương Thị Thúy Hà, ,2021, CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI ĐIỂM DU LỊCH SA PA, Tạp chí khoa học phụ nữ, 49-60, 16, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./cong-tac-truyen-thong-phong-ngua-xam-hai-tinh-duc-tre-em-tai-diem-du-lich-sa-pa)