NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

TÔ LAN PHƯƠNG
Tóm tắt: 
: Các môn lý luận chính trị (LLCT) với kiến thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng và Nhà nước trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học góp phần phát triển toàn diện của sinh viên. Nhận thức về hoạt động tự học các môn LLCT chính là nền tảng để sinh viên có thái độ và hành động học tập tích cực và đạt kết quả tốt. Bài viết phân tích số liệu thu thập từ đề tài cấp cơ sở “Hoạt động tự học các môn Lý luận chính trị của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam” thực hiện năm 2019. Dựa trên kết quả khảo sát sinh viên 6 ngành học tại trường, từ đó bài viết đã chỉ rõ thực trạng nhận thức về hoạt động tự học các môn LLCT của sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam ở 3 mảng cụ thể: nhận thức về tầm quan trọng; mục đích, động cơ và nội dung của hoạt động tự học các môn LLTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 3 mảng này về cơ bản sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam đều chưa nhận thức đầy đủ; sự khác biệt giữa các khóa học, ngành học là không đáng kể. Về tầm quan trọng của môn học, sinh viên cả hai khóa đều đánh giá cao nhất ở việc tự học sẽ có được cái nhìn khách quan về cuộc sống, đồng thời vận dụng vào thực tiễn tư tưởng của Bác và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó, sinh viên ngành Công tác xã hội có nhận thức ở mức cao nhất và thấp nhất là ngành Quản trị Du lịch và lữ hành. Về mục đích, động cơ, sinh viên cả hai khóa đều đánh giá cao nhất ở việc tự học để có kết quả thi tốt, trong đó, sinh viên ngành Công tác xã hội có nhận thức ở mức cao nhất và thấp nhất là ngành Giới và Phát triển.
Từ khóa: 
self-study
subjects of political theory
students of the Vietnam Women’s Academy
Tham khảo: 

[1] Nguyễn Thị Bích Hạnh. (2006). Biện pháp hoàn thiện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo quan điểm Sư phạm tương tác. (Luận án Tiến sĩ). Đại học Sư phạm Hà Nội.

[2] Trần Thị Minh Hằng. (2003). Một số yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm. (Luận án Tiến sĩ). Đại học Sư phạm Hà Nội

[3] Lê Thị Hồng Lam. (2013). Hoạt động tự học tiếng Anh của sinh viên trường đại học Nông nghiệp Hà Nội trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Kỷ yếu hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[4] Nguyễn Thị Bích Phượng. (2008). Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Trường Cao đẳng Cần Thơ. (Luận văn Thạc sỹ). Đại học Sư phạm Hà Nội.

[5] A.N.Leonchiev. (1989). Hoạt động ý thức nhân cách do Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu dịch. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

How to Cite: 
TÔ LAN PHƯƠNG, ,2020, NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM, Tạp chí khoa học phụ nữ, 9-19, 10, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./nhan-thuc-ve-hoat-dong-tu-hoc-cac-mon-ly-luan-chinh-tri-cua-sinh-vien-hoc-vien-phu-nu-viet-nam)

Bài viết cùng số