MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

LÊ HỒNG VIỆT
Tóm tắt: 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có thể dẫn đến xuất hiện hình thái kinh tế mới làm thay đổi căn bản, toàn diện nhiều lĩnh vực, kể cả làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong mọi hoạt động xã hội. Theo các chuyên gia, trong thế kỷ 21 này, dưới tác động của CMCN 4.0 sẽ có những xu thế về việc làm thay đổi từ chủ yếu kỹ năng tay chân sang chủ yếu là kỹ năng tư duy, từ người lao động phục vụ máy sang máy và công cụ phục vụ người (tức là robot sẽ thay thế phần lớn người làm việc)... Nói cách khác tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn là những đặc trưng của CMCN 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của nguồn lao động giản đơn, trong đó phải kể đến là những lao động nữ. Ở Việt Nam, lao động nữ chiếm khoảng 45,6% lực lượng lao động và đặc biệt là tập trung nhiều nhất trong các ngành như nông nghiệp, dệt may, da giày, lắp ráp điện và điện tử... Đây là những ngành mà trong tương lai nguồn lao động sẽ bị thay thế bởi robot nhiều nhất. Chính vì vậy, những chiến lược, chính sách, kế hoạch cụ thể của Chính phủ nhằm hỗ trợ lao động nữ có thể tiếp cận được với các công nghệ mới, rèn luyện, nâng cao trình độ, đáp ứng được các thay đổi từ môi trường kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là hết sức cần thiết.
Bài viết này là một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Khả năng thích ứng nghề nghiệp của lao động nữ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thực hiện năm 2018-2019 bởi Học viện Phụ nữ Việt Nam. Số liệu miêu tả tại các bảng và biểu được trích từ kết quả điều tra khảo sát đối với 600 lao động nữ thuộc 4 nhóm ngành dệt may và da giày, điện tử, nông nghiệp và nhà hàng- khách sạn tại 6 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước.
Từ khóa: 
Female workers
Industrial revolution 4.0
strategies
policies.
Tham khảo: 

[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2016). Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016. Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ - CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm

[2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2017). Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017. Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công

[3] Bộ Khoa học và công nghệ. (2020). Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị, đề xuất từ góc độ khoa học và công nghệ. Lấy từ: https://egov.hufi.edu.vn/nghiencuu-trao-doi/nhung-co-hoi-thach-thuc-cua-...

[4] Bộ Chính trị. (2019). Nghị quyết số 52 - NQ/TƯ ngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

[5] Ban Kinh tế Trung ương. (2017). Việt Nam và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

[6] Chính phủ. (2015). Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.

[7] Trần Quang Tiến. (2019). Khả năng thích ứng nghề nghiệp của lao động nữ trước yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư. Hà Nội: Nxb Dân Trí.

[8] Tổng cục Thống kê. (2019). Thông cáo báo chí về tình hình lao động việc làm Quý I/2019

[9] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (2016). Cuộc CMCN 4.0 : Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

How to Cite: 
LÊ HỒNG VIỆT, ,2020, MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ, Tạp chí khoa học phụ nữ, 60-70, 10, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./mot-so-de-xuat-nham-ho-tro-lao-dong-nu-truoc-tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu)

Bài viết cùng số