Tóm tắt:
Phát triển nhân lực nữ chất lượng cao trong đó có nhân lực nữ nghiên cứu khoa học (NCKH) luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, ưu tiên. Chính vì vậy, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật đã được ban hành để đạt được bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thúc đẩy phụ nữ có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để đạt được bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa nam và nữ còn một khoảng cách khá xa. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp tổng hợp để phân tích hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển phụ nữ tham gia hoạt động khoa học và công nghệ, một số kết quả đạt được, nguyên nhân và thách thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống chính sách, luật pháp quy định quyền của phụ nữ tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ ngày càng hoàn thiện, đầy đủ, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các quy định vẫn còn những hạn chế như: chất lượng nhân lực nữ tham gia khoa học chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; có sự gia tăng về số lượng, song cơ cấu chưa ổn định, chưa đồng đều ở các lĩnh vực, đặc biệt sự hạn chế tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ.
Tham khảo:
Tạp chí:
How to Cite:
Nguyễn Thị Thanh Thủy, ,2022, PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: TỪ QUY ĐỊNH ĐẾN THỰC TIỄN, Tạp chí khoa học phụ nữ, 39-49, 18, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./phat-trien-nhan-luc-nu-nghien-cuu-khoa-hoc-tu-quy-dinh-den-thuc-tien)