Tóm tắt:
Ở Việt Nam, đối tượng tiềm năng phục vụ của dịch vụ công tác xã hội (CTXH) rất lớn, khoảng 25% dân số và hàng năm số người có nhu cầu tiếp cận dịch vụ công tác xã hội chiếm khoảng 7-8% dân số. Việc cung cấp dịch vụ CTXH tuy đã có sự khởi đầu tốt, với 29 nhóm dịch vụ CTXH khác nhau trên các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác, nhưng còn tản mạn, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, do số lượng người và cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH ít, lại chưa được đào tạo cơ bản về CTXH. Mặt khác, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ công tác xã hội chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, phát triển dịch vụ công tác xã hội là nhiệm vụ quan trọng của hệ thống an sinh xã hội nhằm hướng đến mục tiêu công bằng, bình đẳng và bảo đảm an sinh xã hội của mọi người dân
Tham khảo:
[1] Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2018). Báo cáo đánh giá tác động về Dự án Luật công tác xã hội.
[2] Hà Đình Bốn (2018). Sự cần thiết phải xây dựng Luật công tác xã hội.
[3] Lê Hồng Loan (2018). Kinh nghiệm quốc tế về mô hình cung cấp dịch vụ Công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
[4] Nguyễn Hải Hữu (2017). Dịch vụ CTXH với trẻ em.
[5] Nguyễn Hải Hữu và Nguyễn Thị Lan (2015). Báo cáo kết quả khảo sát các cơ sở trợ giúp xã hội.
[6] Nguyễn Thị Hường (2017). Báo cáo rà soát luật pháp quốc tế về CTXH
[7] Nguyễn Hải Hữu (2016). Phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp.
[8] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013). Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tạp chí:
How to Cite:
NGUYỄN HẢI HỮU, ,2019, PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY, Tạp chí khoa học phụ nữ, 24-30, 5, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./phat-trien-dich-vu-cong-tac-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay)