Kết quả nghiên cứu thực tiễn trí tuệ cảm xúc của 1036 học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ - Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã cho thấy trí tuệ cảm xúc của hầu hết các em học sinh đạt mức trung bình và cao, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. Trí tuệ cảm xúc của học sinh được thể hiện khác nhau trong từng mặt biểu hiện. Không có sự khác biệt về trí tuệ cảm xúc giữa các học sinh khi xem xét theo khối lớp, nhưng có sự khác biệt về trí tuệ cảm xúc khi xem xét theo giới tính, điều kiện kinh tế gia đình và mức độ tham gia hoạt động. Học sinh thường sử dụng tâm trạng tích cực để vượt qua các trở ngại và thách thức trong cuộc sống, thể hiện sự linh hoạt và khả năng ứng phó cao. Tuy nhiên, các em cũng còn gặp một số khó khăn như việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ trong giao tiếp, bày tỏ cảm xúc của chính mình. Có thể nói, đây chính là những điều chúng ta cần lưu tâm để kịp thời hỗ trợ các em đối mặt với những thách thức này
THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ - BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI
THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ - BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Tóm tắt:
Tạp chí:
How to Cite:
Nguyễn Phương Vy, Nguyễn Huyền Trang, ,2024, THỰC TRẠNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ - BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI, Tạp chí khoa học phụ nữ, 20-32, 26, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./thuc-trang-tri-tue-cam-xuc-cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong-nguyen-hue-bac-tu-liem-ha-noi)