THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bùi Thị Mai Đông buithimaidong@vwa.edu.vn Học viện Phụ nữ Việt Nam
Tóm tắt: 

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực học đường (BLHĐ) đang diễn ra khá phổ biến ở mọi cấp học, lớp học và trở thành vấn đề quan ngại trong các trường học ở Việt Nam. Bài viết này phản ánh kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài: “Thực trạng bạo lực học đường và nhu cầu hỗ trợ của học sinh một số trường THPT Dân tộc nội trú trong phòng, chống BLHĐ” do nhóm giảng viên Khoa Công tác xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2023. Kết quả khảo sát giai đoạn đầu trên 102 học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông (THPT) dân tộc nội trú (DTNT) cho thấy, trong suốt thời gian học tập và sinh sống tại trường DTNT, có 5,9% học sinh đã từng bị học sinh khác tấn công bằng dụng cụ (thắt lưng, gậy, gạch, đá…); 12,7% học sinh đã từng bị đánh/đấm/đạp (không sử dụng hung khí); 7,8% học sinh từng bị bạn cố tình xô đẩy, giằng co, làm đau, làm bị thương. Số học sinh bị bạo lực tinh thần chiếm từ 8,0 đến 13,7% tuỳ từng biểu hiện cụ thể. Số học sinh bị bạn trấn lột tiền, đồ đạc chiếm 11,8%. Số học sinh bị học sinh khác bắt phải xem văn hoá phẩm đồi truỵ để quấy rối tình dục chiếm 10,0%. Hầu hết học sinh tham gia khảo sát đều có nhu cầu được hỗ trợ để phòng chống bạo lực học đường. Tuy nhiên, nội dung và mức độ của nhu cầu hỗ trợ tuỳ thuộc vào từng nhóm đối tượng học sinh là nạn nhân hay học sinh có hành vi bắt nạt, bạo lực; học sinh chứng kiến bắt nạt, bạo lực.

Từ khóa: 
bạo lực học đường
học sinh THPT
trường dân tộc nội trú
nhu cầu hỗ trợ
How to Cite: 
Bùi Thị Mai Đông, ,2023, THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, Tạp chí khoa học phụ nữ, 21-32, 24, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./thuc-trang-bao-luc-hoc-duong-va-nhu-cau-ho-tro-cua-hoc-sinh-trong-phong-chong-bao-luc-hoc-duong)

Bài viết cùng số