Tóm tắt:
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhận diện được cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế của lực lượng lao động có thể cho biết ngành kinh tế nào đang có khả năng thu hút được nhiều nhất các nhóm lao động và góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án tạo việc làm và các chiến lược phát triển trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Bài viết này sử dụng phần mềm SPSS để phân tích bộ số liệu Điều tra lao động, việc làm giai đoạn 2019-2021 nhằm nhận diện sự khác biệt giới trong cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế của các nhóm lao động từ 15-59 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ hội việc làm không phải là như nhau đối với các nhóm xã hội, mà có sự khác biệt dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, thu nhập, khu vực cư trú…
Tham khảo:
Tạp chí:
How to Cite:
Trương Xuân Trường, Phạm Ngọc Tân, Lê Quang Ngọc, Trần Việt Long, Tô Thị Hồng, ,2022, KHÁC BIỆT GIỚI VỀ CƠ CẤU VIỆC LÀM THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG: NHẬN DIỆN TỪ SỐ LIỆU THỨ CẤP, Tạp chí khoa học phụ nữ, 69-80, 19, (http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn./khac-biet-gioi-ve-co-cau-viec-lam-theo-nganh-kinh-te-cua-luc-luong-lao-dong-nhan-dien-tu-so-lieu-thu)